1. Tổng quan về bệnh cúm A
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus Influenza type A gây ra, thường xảy ra vào mùa lạnh và thời điểm mưa nhiều. Đây là loại cúm phổ biến nhất, chiếm khoảng 75% số ca mắc cúm trên toàn thế giới.
Ở người cao tuổi (NCT), cúm A không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là khi kết hợp với các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy giảm miễn dịch… Nghiên cứu cho thấy, cúm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 8 lần, đau tim gấp 10 lần và viêm phổi gấp 8 lần. Đáng lo ngại hơn, người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ tử vong do cúm cao gấp 5 lần, con số này tăng lên 20 lần nếu đồng thời mắc COPD.
Vì vậy, việc phát hiện sớm và phòng ngừa cúm A ở NCT là vô cùng quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
2. Triệu chứng cúm A ở người cao tuổi
Ở giai đoạn đầu, người cao tuổi có thể gặp các triệu chứng thông thường như:
- Sốt cao trên 38°C.
- Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi kéo dài.
- Sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng.
- Tiếp xúc với người mắc cúm hoặc đi đến khu vực có dịch cúm lưu hành.
Các dấu hiệu cảnh báo bệnh cúm A có tiến triển xấu, cần xử trí ngay:
- Tức ngực, khó thở, thở nhanh nông.
- Chóng mặt, choáng váng, lơ mơ khó đánh thức.
- Co giật.
- Sốt hoặc ho đã cải thiện nhưng tái phát nặng hơn.
- Nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng.
Nếu có các dấu hiệu trên, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời!
3. Yếu tố Gây bệnh cúm A ở người cao tuổi
- Hệ miễn dịch suy yếu: Khi tuổi tác tăng, khả năng chống lại virus cúm của NCT suy giảm.
- Mắc bệnh nền: Những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, phổi mãn tính, suy thận dễ bị biến chứng nặng khi nhiễm cúm.
- Môi trường sống: NCT thường sống trong cộng đồng đông người hoặc bệnh viện, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
4. Cách phòng ngừa bệnh cúm A ở người cao tuổi
- Tiêm vắc xin cúm hàng năm – Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây
- Tránh đến nơi đông người trong mùa dịch.
- Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách ít nhất 2m với người có triệu chứng cúm.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Phát hiện sớm & điều trị kịp thời:
+ Khi có triệu chứng cúm, đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
+ Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.
- Tăng cường sức đề kháng:
+ Dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đa dạng, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, protein, uống đủ nước.
+ Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết lạnh.
+ Tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe.
- Giữ vệ sinh môi trường sống:
+ Lau dọn nhà cửa thường xuyên để loại bỏ virus.
+ Khử khuẩn các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, bàn ghế.
5. TRI ÂN – Giải pháp hỗ trợ theo dõi & phòng ngừa cúm A hiệu quả
- Ứng dụng TRI ÂN giúp theo dõi sức khỏe người cao tuổi, cảnh báo sớm khi có dấu hiệu nguy hiểm.
- Hệ thống cảnh báo 3 cấp độ giúp nhận biết triệu chứng sớm, ngăn ngừa biến chứng.
- Kết nối với bác sĩ & y tế từ xa để tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bảo vệ sức khỏe cha mẹ ngay hôm nay – Đừng để cúm A trở thành mối nguy hiểm cho người thân yêu của bạn!